image banner
TIN MỚI
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(Thuynguyen.haiphong.gov.vn) - Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2024 hầu hết các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm đều xảy ra (như bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Lở mồm long móng, Cúm gia cầm, Viêm da nổi cục, Dại), nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi gây tổn thất lớn về kinh tế đối với người chăn nuôi lợn. Nguy cơ dịch bệnh xảy ra trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 là rất cao, đặc biệt khi thời tiết thay đổi bất lợi, tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh phát triển, lây lan và gây bệnh.

Tại Hải Phòng, tính đến nay bệnh Cúm gia cầm đã qua hai năm, 05 tháng bệnh Viêm da nổi cục trâu bò và 03 tháng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi được khống chế trên địa bàn thành phố; tuy nhiên kết quả giám sát lưu hành vi rút tại một số chợ phát hiện: 8,57% mẫu dương tính với vi rút Dịch tả lợn Châu Phi; 1,59% mẫu dương tính với vi rút Cúm gia cầm A/H5N1; đặc biệt trong điều kiện thời tiết chuyển lạnh, diễn biến bất thường ảnh hưởng đến sức đề kháng của đàn vật nuôi, cùng với lưu lượng vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật gia tăng phục vụ nhu cầu thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2025 và lưu lượng vận chuyển con giống gia súc, gia cầm để tái đàn tăng cao sau Tết Nguyên đán, … tiềm ẩn nguy cơ dịch xâm nhập, phát sinh gây thiệt hại trên địa bàn thành phố. Để chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm có khả năng xảy ra trên địa bàn huyện trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên vừa ban hành văn bản yêu cầu Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục triển khai công tác phòng, chống bệnh Cúm gia cầm theo Kế hoạch số 16/KH- UBND ngày 17/01/2024 về việc phòng chống dịch bệnh động vật năm 2024; đồng thời tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn huyện.

Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chỉ đạo các thôn, tổ dân phố, các ngành chức năng tổ chức giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tại địa phương, đặc biệt vùng ổ dịch cũ, vùng nguy cơ cao; kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp gia súc, gia cầm ốm, chết nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định. Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực kịp thời ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn huyện. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận chuyển buôn bán gia súc, gia cầm, các sản phẩm gia súc, gia cầm. Phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y kiểm tra các cơ sở giết mổ trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia súc, gia cầm, các sản phẩm gia súc, gia cầm mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh, không rõ nguồn gốc, nhập lậu theo quy định. Phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y, Trạm Khuyến nông tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc các hộ chăn nuôi chủ động tiêm phòng vắc xin bổ sung vắc xin Cúm gia cầm và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác có trong Danh mục bệnh phải tiêm phòng bắt buộc bằng vắc xin đảm bảo tỷ lệ tối thiểu 80% tổng đàn gia cầm trên địa bàn quản lý.

Trạm Chăn nuôi và Thú y tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc các hộ chăn nuôi chủ động tiêm phòng vắc xin bổ sung vắc xin Cúm gia cầm và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác có trong Danh mục bệnh phải tiêm phòng bắt buộc bằng vắc xin đảm bảo tỷ lệ tối thiểu 80% tổng đàn gia cầm trên địa bàn quản lý. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; tiếp tục triển khai giám sát sự lưu hành vi rút Cúm gia cầm, cảnh báo nguy cơ dịch bệnh; chuẩn bị dụng cụ, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác lấy mẫu xét nghiệm; tổ chức lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh khi phát hiện gia cầm có dấu hiệu bất thường, nghi mắc bệnh và hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Cúm gia cầm theo quy định.

Trạm Khuyến nông chỉ đạo lực lượng khuyến nông viên bám sát địa bàn, chủ động hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên theo dõi đàn gia súc, gia cầm, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất; hướng dẫn người chăn nuôi chủ động sử dụng các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật năm 2025; xây dựng vùng an toàn bệnh Cúm gia cầm. Kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trong công tác giám sát tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện và cảnh báo sớm dịch bệnh. Tổng hợp báo cáo tình hình dịch bệnh; tham mưu Uỷ ban nhân dân huyện báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.

Trạm Kiểm dịch động vật cố định cầu Đá Bạc, Công an huyện, Đội quản lý thị trường số 5 bố trí, tăng cường cán bộ tham gia lực lượng liên ngành tại Trạm Kiểm dịch động vật cố định Cầu Đá Bạc nhằm kiểm soát chặt chẽ, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật mắc bệnh, xuất phát từ địa phương có dịch, không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch của Chi cục Thú y/ Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố nơi xuất phát.

AdminThuyNguyen
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0