image banner
TIN MỚI
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Sắp xếp trụ sở dôi dư sau sáp nhập tại huyện Thủy Nguyên: Phù hợp quy hoạch và điều kiện thực tế

Trụ sở làm việc của xã Thủy Sơn sẽ được sắp xếp hợp lý sau khi xã Thủy Sơn sáp nhập với xã Thủy Đường và thị trấn Núi Đèo thành phường Thủy Đường

Theo Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, thành lập các phường và thành lập thành phố Thủy Nguyên, huyện Thủy Nguyên có sô xã, thị trấn được sáp nhập nhiều nhất so với các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố. Nhiêu trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND (gọi chung là trụ sở) xã, thị trân sẽ dôi dư. Vì vậy, đòi hỏi phương án sắp xếp trụ sở làm việc của các xã hiệu quả, hợp lý, phù hợp quy hoạch, điều kiện thực tế để tránh lãng phí.

Sẽ dôi dư 14 trụ sở UBND xã

Tại Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, thành lập các phường và thành lập thành phố Thủy Nguyên, trên địa bàn huyện sè sắp xếp 37 xã, thị trân xuống 21 xã, phường. Ngoài 9 xã dự kiến chuyển đổi lên phường trên cơ sở giữ nguyên trạng quy mô diện tích, dân số, có 12 phường, xã mới sẽ được thành lập trên cơ sở sáp nhập 27 xã, thị trấn, trong đó 9 xã, phường mới được sáp nhập từ 18 xã, 3 phường, xã mới được sáp nhập từ 9 xã, thị trấn.

Phó trưởng Phòng Kinh tê và Hạ tầng huyện Đào Thị Thùy cho biết, dự kiến phương án Quy hoạch chung đô thị mới Thủy Nguyên đến năm 2045 sẽ được HĐND thành phố khóa 16 xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 15 (chuyên đề) vào ngày 15-4. UBND huyện dự kiến trụ sở của 11 xã, phường mới đặt tại các trụ sở cũ của các xã: Dương Quan, Trung Hà, Cao Nhân, Mỹ Đồng, Lưu Kiêm, Liên Khê, Minh Tân, Phục Lễ, Lâm Động, Phù Ninh và thị trấn Núi Đèo. Hầu hết trụ sở của các đơn vị hành chính xã, phường mới đều ở các vị trí trung tâm, thuận lợi nhất cho việc đi lại của người dân. Riêng đối với trụ sở mới của phường Trần Hưng Đạo trên cơ sở sáp nhập xã Đông Sơn và xã Kênh Giang sẽ được bố trí cùng lúc tại 2 trụ sở xã cũ. Trước mắt, sau khi sáp nhập 2 xã trên, vẫn giữ nguyên hiện trạng trụ sở làm việc, bảo đảm thuận lợi trong công tác giải quyết thủ tục hành chính, đáp ứng nhu cầu của người dân. Sau này, huyện sẽ tiến hành xây dựng trụ sở mới bảo đảm theo quy định, thuận lợi kẽt nối sau khi sáp nhập.

Như vậy, dự kiến sau khi thực hiện sáp nhập các xã. thị trấn trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, sẽ dôi dư 14 trụ sở xã cũ: Tân Dương, Hoàng Động, Kiền Bái, Lưu Kỳ, Thủy Sơn, Thủy Đường, Thủy Triều, Phả Lễ, Gia Minh, Gia Đức, An Sơn, Chính Mỹ, Hợp Thành, Lại Xuân. 14 trụ sở này kèm theo diện tích đất lớn và tài sản công là các phòng làm việc, nhà văn hóa xã... có tổng giá trị đến hàng trăm tỷ đồng.

Sắp xếp thành các trụ sở công an, quân sự và các đoàn thể

Đáng chú ý, đối với 14 trụ sở dôi dư, UBND huyện Thủy Nguyên đang dự kiến chuyển đổi thành nơi làm việc của lực lượng công an, quân sự và đoàn thể các xã, phường mới. Theo Chánh văn phòng UBND huyện Thủy Nguyên Lương Thủy Lâm, UBND huyện đang từng bước sắp xếp lại, xử lý tài sản công của các xã, thị trấn phù hợp sau khi sáp nhập. Từ năm 2023, trên địa bàn huyện tạm dừng xây dựng trụ sở công an xã đè chờ bố trí từ trụ sở, đất công của các xã sẽ dôi dư sau khi được sáp nhập. Đây là sự chủ động của huyện đẽ tránh lãng phí tài sản công. Đồng thời, đối với một số trụ sở xã bị xuống cấp như xà Cao Nhân, UBND huyện cũng tạm dừng không đầu tư nâng cấp, sửa chữa để chờ sắp xếp, xử lý hợp lý. Chủ tịch UBND xã Chính Mỹ Nguyễn Văn Hoàn cho biết, theo chủ trương, xã Chính Mỹ sáp nhập với 2 xã Cao Nhân, Hợp Thành thành xã mới mang tên Quang Trung. Dự kiến trụ sở mới của xã Quang Trung đặt tại trụ sở cũ của xã Cao Nhân. Còn trụ sở cũ của xã Chính Mỹ sê được bố trí thành nơi làm việc của lực lượng công an và quân sự địa phương. Trụ sở cũ của xã Hợp Thành thành nơi làm việc của các đoàn thể thuộc xã mới. Việc bố trí như vậy là hợp lý để tận dụng cơ sở vật chất tài sản công trên địa bàn trong thời gian đâu sắp xếp thành các phường, xã mới.

Chủ tịch UBND xã Minh Tân Hồ Xuân Đản thông tin, 3 xã Minh Tân, Gia Minh, Gia Đức được sáp nhập thành xã Bạch Đằng, đặt trụ sở mới tại trụ sở cũ xã Minh Tân. Việc chọn trụ sở tại xã Minh Tân cùng hợp lý vì xã có lịch sử phát triển lâu nhất, các xã Gia Minh, Gia Đức là đơn vị mới được lập sau này nên dự kiến lần lượt chuyên làm trụ sở công an và quân sự địa phương. Tuy nhiên, khoảng cách từ đâu xã Minh Tân với 2 xã Gia Minh, Gia Đức cách nhau đến 7-8 km. Về lâu dài, nên xây dựng trụ sở của xã mới ờ vị trí trung tâm của 3 xã trước đây. Khi đó, cần tiếp tục xử lý tài sản công tại các trụ sở cũ để tránh lãng phí cùng như nâng cấp, cải tạo trụ sở công an, quân sự để đáp ứng yêu cầu công việc của đơn vị hành chính mới. Còn Chủ tịch UBND xã Tân Dương Trần Đức Hùng cho biết, theo phương án sáp nhập xã Tân Dương với xã Dương Quan thành phường Dương Quan và đặt trụ sở tại trụ sở cũ của xã Dương Quan; trụ sở cũ của xã Tân Dương được chuyển thành nơi làm việc của lực lượng công an địa phương. Tuy nhiên, vị trí trụ sở xã Dương Quan hiện ở trong ngõ nhỏ, chưa ở trung tâm của 2 xã, trong khi trụ sở xã Tân Dương ở trên đường tỉnh 359 thuận lợi về giao thông. Trong quá trình sắp xếp, huyện có thể xem xét chọn vị trí trụ sở của phường mới phù hợp quy hoạch và điều kiện thực tể của địa phương./.

Theo Báo Hải Phòng
1 2 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0